5 bài học trong ‘Tâm lý học về tiền’ – Morgan Housel

Vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường lao động, mình đã bị choáng ngợp khi thấy đồng nghiệp người thì mua bảo hiểm, người thì đầu tư chứng chỉ quỹ, chơi chứng khoán, rồi chơi cả crypto. Nhận tháng lương đầu tiên, mình chợt nhận ra bố mẹ đã dạy mình về lối sống, thầy cô đã dạy mình về kiến thức, nhưng chưa ai dạy mình cách tư duy về tiền cả.

Mình nên làm gì với những tờ giấy này? Tiêu hết? Tiết kiệm? Đem đi đầu tư?

Tâm lí học về tiền đã phần nào giúp mình giải đáp những thắc mắc đó, và mình cũng mong có thể chia sẻ nó đến với bạn.

Sau đây là 5 bài học mình rút ra từ cuốn sách này:

1/ Quản lý tiền hiệu quả là một kĩ năng mềm

“… doing well with money has a little to do with how smart you are and a lot to do with how you behave. And behavior is hard to teach, even to really smart people.”

Nhiều người hay nhầm tưởng rằng những người quản lý tiền tốt là những người học trường xịn, có IQ cao,… nhưng thực tế có một tấm bằng của đại học danh giá chưa chắc đã giúp bạn kiểm soát được tài chính của mình. Tiêu tiền là một hành vi mang tính chất tâm lí – phụ thuộc vào khả năng điều tiết cảm xúc hơn là sự hiểu biết về những lí thuyết vĩ mô. Vì vậy hãy tìm hiểu về tâm lí con người – nếu muốn trở thành một nhà đầu tư hiệu quả.

“To grasp why people bury themselves in debt you don’t need to study interest rates, you need to study the history of greed, insecurity, and optimism.”

2/ Hãy tiết kiệm

“Save. Just save. You don’t need a specific reason to save. It’s great to save for a car, or a downpayment, or a medical emergency. But saving for things that are impossible to predict or define is one of the best reasons to save. Everyone’s life is a continuous chain of surprises. Savings that aren’t earmarked for anything in particular is a hedge against life’s inevitable ability to surprise the hell out of you at the worst possible moment.”

Có rất nhiều cách để tiết kiệm – mua vàng, gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán – không quan trọng là cách nào – mà quan trọng là bạn phải có thói quen bỏ ra một khoản tiền từ thu thập của mình để tiết kiệm – không cần một lí do cụ thể gì cả. Mình có một quỹ gọi là Emergency Fund – để tiêu vào những khoản chi lớn bất ngờ ví dụ như đột nhiên bị ốm phải đi khám chữa bệnh. Nếu như không có quỹ tiết kiệm này, thì lúc ốm mình có thể sẽ không dám đi khám bệnh, hoặc đi khám bệnh trong sự căng thẳng tột độ vì khả năng tài chính không đủ chi trả. => Hãy tiết kiệm dù chỉ rất ít, đừng bao giờ tiêu hết tất cả số tiền mình kiếm được.

3/ Phát triển lũy thừa – Sức mạnh của lãi kép

“$81.5 billion of Warren Buffett’s $84.5 billion net worth came after his 65th birthday.”

Nghe thì thật điên rồ và khó tin, nhưng đây là một điều đã được chứng minh bằng toán học, nếu mỗi tháng bạn chỉ phát triển 6% so với tháng trước (đọc thêm 1 trang sách, học thêm 5 từ mới…) – nhưng bạn lại có thể phát triển đều đặn như vậy trong nhiều tháng thì bạn có thể phát triển GẤP ĐÔI chỉ trong vòng 72/6 = 12 tháng

Tiền cũng hoạt động tương tự như vậy. Bạn không cần phải có một cú ‘lướt sóng’ ngoạn mục, vì thường điều đó hiếm xảy ra – và khi bạn đã từng ‘lướt sóng’ thành công thì khả năng bạn ‘ra đảo’, ‘bắt đáy’ cũng rất cao. Thay vì như vậy, hãy tập trung đầu tư vào những lĩnh vực bạn thực sự hiểu biết (theo Warren Buffet) và đừng quan tâm đến những biến động ngắn hạn, hãy để tiền tự làm việc cho bạn, bằng cách phát triển lũy thừa theo thời gian.

“If something compounds—if a little growth serves as the fuel for future growth—a small starting base can lead to results so extraordinary they seem to defy logic. It can be so logic-defying that you underestimate what’s possible, where growth comes from, and what it can lead to. And so it is with money.”

4/ Đồng tiền mua được thời gian

“Being able to wake up one morning and change what you’re doing, on your own terms, whenever you’re ready, seems like the grandmother of all financial goals. Independence, to me, doesn’t mean you’ll stop working. It means you only do the work you like with people you like at the times you want for as long as you want.”

Dù bạn kiếm được rất nhiều tiền – nhưng lại không bao giờ có thể bỏ ra được 1 ngày chăm sóc bản thân, hoặc vài ngày đi du lịch với gia đình – thì số tiền đó cũng không thực sự có ý nghĩa.

Chọn một công việc mà cho phép mình được nghỉ ngơi những lúc mình cần – đồng thời tích lũy được một nguồn lực về tài chính đủ để đến một ngày khi mình cảm thấy không còn học được cái gì nữa – mình có thể thất nghiệp 3 tháng mà vẫn sống tốt.

5/ Biết bao nhiêu là ĐỦ

“If expectations rise with results there is no logic in striving for more, because you’ll feel the same after putting in extra effort. It gets dangerous when the taste of having more – more money, more power, more prestige – increases ambition faster than satisfaction. In that case, one step forward pushes the goalpost 2 steps ahead. You’ll feel as if you’re falling behind, and the only way to catch up is to take greater and greater amounts of risk.”

Tiền nhiều thì ai cũng thích, nhưng cái giá phải trả là gì?

Biết đủ có lẽ là bài học khó nhất đối với mình vì con người luôn có tính thích so sánh, luôn cảm thấy không hài lòng với bản thân khi so sánh với bạn bè, đồng nghiệp xung quanh. Mình đang học cách bớt theo dõi những người hay khoe mẽ địa vị, tài chính lại, tập trung nhiều hơn vào con đường mình đang đi.

Hy vọng rằng những bài học này có thể giúp bạn thấy đỡ mông lung hơn về cách quản lí tài chính cá nhân nha!

______________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các chia sẻ của mình tại

One thought on “5 bài học trong ‘Tâm lý học về tiền’ – Morgan Housel

Leave a comment