Hành động vì cuộc đời trên hành tinh của chúng ta

sự thật rằng con người đã hủy hoại trái đất này với tốc độ nhanh hơn bất kì loài sinh vật nào khác – và hệ sinh thái sẽ sớm sụp đổ nếu như không có thay đổi nào diễn ra – là một điều không thể chối cãi.

nhưng giống như tác giả của Factfulness – Sự thật về thế giới – cụ Hans Rosling đã tự nhận bản thân là người tin vào khả năng (possibilist) – một người không hy vọng vô lí và cũng không sợ hãi mà không có lí do, mình cũng có niềm tin như vậy.

trong cuốn cuộc đời trên hành tinh của chúng ta (A life on our planet) – của cụ David Attenborough, cụ đã đưa ra những hành động chúng ta có thể làm ngay bây giờ để thực hiện được đồng thời mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ hành tinh xanh:

1/ ổn định dân số thế giới

  • mục tiêu: làm chậm tốc độ gia tăng dân số
  • hành động: xóa đói giảm nghèo, cải thiện tiếp cận đến hệ thống y tế, đảm bảo trẻ em, đặc biệt là bé gái được đến trường

mình đã từng nghĩ rằng (và được dạy rằng), chính sách 1 con của Trung Quốc đã thành công giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số nước này. thực tế, 10 năm trước khi chính sách này được ban hành, tỉ lệ trẻ em trên mỗi phụ nữ ở Trung Quốc đã giảm một nửa từ 6 xuống 3. Trong suốt 36 năm áp dụng chính sách, tỉ lệ này ở trung quốc chưa bao giờ thấp hơn 1.5, nhưng nhiều nước không áp dụng chính sách 1 con như Thái Lan, Hàn Quốc lại đã sớm đạt được con số đó.

như vậy, phải có một yếu tố khác quyết định số trẻ em trong mỗi gia đình – đó chính là sự trao quyền cho phụ nữ.

khi phụ nữ được quyền bầu cử, được đi học, được nắm quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình, được tiếp cận đến hệ thống chăm sóc sức khỏe và phương pháp tránh thai, tỉ lệ sinh sẽ giảm. Bên cạnh đó, khi hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn, thì tỉ lệ sống sót của trẻ sơ sinh cũng cao hơn, gia đình không có nhu cầu phải sinh nhiều con để bù đắp cho những đứa trẻ mất sớm nữa, thì tỉ lệ sinh cũng giảm đi.

2/ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo

  • mục tiêu: giảm thiểu phát thải carbon thông qua ngừng sử dụng dầu mỏ
  • hành động: chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm chạy bằng năng lượng xanh, đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo, đánh thuế lên lượng phát thải khí carbo n

các nhà khoa học đã từng dự báo rằng, một cuộc khủng hoảng về giá dầu sẽ diễn ra do sự khai thác dầu quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn cung, tuy nhiên dự báo ấy đã không trở thành sự thật. vì sau phát biểu đó, thế giới đã nhanh chóng phát mình ra những công nghệ tiêu thụ tiết kiệm năng lượng hơn và khai phá được nhiều mỏ dầu hơn.

điều này không phải để nói rằng chúng ta có thể tiếp tục sống dựa vào dầu mỏ. dầu mỏ vẫn chỉ là nguồn năng lượng hữu hạn, sẽ sớm cạn kiệt một ngày nào đó. nhưng dẫn chứng trên muốn cho thấy rằng con người với công nghệ có thể biến những điều tưởng chừng như viễn tưởng thành hiện thực.

chúng ta đã có thể thoát khỏi một cuộc khủng hoảng dầu mỏ nhờ vào công nghệ, vậy thì chúng ta cũng có thể tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng bằng cách đầu tư vào những nguồn năng lượng bền vững hơn. bằng chứng là trong vòng 40 năm giá của tấm pin năng lượng mặt trời đã giảm 100 lần. nhờ vào thành công của tesla, các công ty sản xuất xe hơi lâu đời cũng phải chuyển mình để hướng tới sản xuất ô tô chạy bằng điện. với vai trò là một khách hàng, một cử tri – ý kiến của chúng ta có thể tạo ra thay đổi.

3/ tái đa dạng hệ sinh thái

  • mục tiêu: tái hoang dã hành tinh
  • hành động: thay đổi thực đơn, giảm lượng thịt, tăng lượng rau xanh, áp dụng công nghệ để trồng trọt bền vững

mức thu nhập tăng dẫn đến lượng tiêu thụ thịt cũng tăng lên trong khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một thực đơn ít thịt sẽ giúp giảm 20% tỉ lệ tử vong do bệnh tim, béo phì và ung thư, tiết kiệm hàng tỷ tỷ đô chi phí y tế trên toàn thế giới.

năm 1700 chúng ta canh tác trên 1 tỷ hecta đất, trong khi con số hiện tại là 5 tỷ hecta – đến từ việc chặt đổ các rừng mưa, rừng gỗ, rút cạn các vùng đất ngập nước, dẫn đến sự mất đa dạng sinh học và phát thải khí nhà kính lớn chưa từng thấy.

tương tự với trên đất liền, trên biển, ta cũng đang đánh bắt quá khả năng tự tái sinh của tự nhiên, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái trên biển, các rặng san hô chết dần, và kéo theo hàng loạt hệ lụy sinh học khác.

bằng cách dịch chuyển sang thực đơn dựa trên thực vật, ta đang tiết kiệm sự hao phí năng lượng đến từ việc chăn nuôi gia súc, và lực lượng lao động cũng có thể chuyển dịch sang nông nghiệp xanh – như Hà Lan đã làm được – quốc gia xuất khẩu thực phẩm lớn thứ 2 trên thế giới dù sử dụng ít nước, ít hóa chất, ít phân bón và phát thải ít khí carbon.

quy định về vùng không đánh bắt cá (no-fishing area) cũng sẽ giúp tăng lượng cá đánh bắt được một cách bền vững và tái sinh các rặng san hô.

Lời kết

mặc dù mình rất muốn thúc giục mọi người hành động bằng cách đưa ra những dẫn chứng về ngày tận thế của trái đất đang đến gần, nhưng mình đã học được rằng những quyết định đưa ra trong cơn hoảng loạn không hẳn là những quyết định có ý nghĩa phát triển lâu dài.

thay vì vậy, mình mong mọi người biết đến những xu hướng thực tế đang diễn ra, những tiến bộ đáng kinh ngạc mà con người đã làm được, và cách mà chúng ta có thể tiếp tục phát triển một cách hài hòa với thiên nhiên.

Như tác giả đã viết:

“Chúng ta không được từ bỏ hy vọng. Chúng ta đã có tất cả những công cụ ta cần, những tư duy và ý tưởng của hàng tỷ trí óc tuyệt vời và nguồn năng lượng không đong đếm được của thiên nhiên để hỗ trợ chúng ta. Và ta còn có một thứ nữa – một khả năng có lẽ là độc nhất trong các sinh vật sống trên trái đất – khả năng tưởng tượng một tương lai và nỗ lực để đạt được tương lai đó.”

ref: Factfulness – Sự thật về thế giới, A life on our planet – Cuộc sống trên hành tinh của chúng ta, Zero to One

____________________________________________________________________________________

Đọc thêm các chia sẻ của mình tại:

goodreads: nơi mình lưu trữ lại phần lớn sách mình đã đọc và review

instagram: @an.littforest – nơi mình chia sẻ về những tips bảo vệ môi trường

facebook: nơi mình chia sể những suy nghĩ ngẫu hứng, những chuyến hành trình

One thought on “Hành động vì cuộc đời trên hành tinh của chúng ta

Leave a comment